Cần phân biệt cầm đồ với tín dụng đen

Ngày đăng: 06/08/2024 02:58 PM

    Cầm đồ là dịch vụ đã phổ biến từ lâu, đến nay có không ít ý kiến cho rằng cầm đồ là một hình thức tín dụng đen. Tuy nhiên, luật sư Đỗ Thị Hằng cho biết, hoạt động cầm đồ là hợp pháp, được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và nhiều nghị định khác nhau.

    Dịch Vụ Cầm Đồ Xe Ô Tô | Cầm Đồ Xe Hơi | Cầm Ô Tô | Cầm Đồ Tiến Phát

    Theo đó, cầm đồ là dịch vụ cho vay tiền mà người vay phải có tài sản hợp pháp để cầm cố. Đơn vị, cá nhân kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đảm bảo nhiều điều kiện chặt chẽ. Như vậy, hoạt động kinh doanh cầm đồ không phải là tín dụng đen, được nhà nước thừa nhận và quy định rõ ràng - một hoạt động cho vay nặng lãi với các chỉ dấu nhận biết như không có cơ sở kinh doanh cố định, không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, thường chỉ hoạt động trên môi trường mạng, không cần tài sản thế chấp và lãi suất có khi lên đến 1.000% một năm.

    Luật sư Hằng cho rằng, việc lãi suất cầm đồ thường cao hơn lãi suất ngân hàng là nguyên nhân khiến dịch vụ này bị đánh đồng với tín dụng đen. Điều này cũng có thể lý giải, vì cơ sở kinh doanh cầm đồ cũng là một loại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tín dụng tài chính. Theo đó, trong lãi suất của họ gồm 3 cấu phần là chi phí vốn, chi phí vận hành và chi phí quản trị rủi ro. Về chi phí vốn, khác với ngân hàng, các cơ sở cầm đồ phải huy động vốn từ các định chế tài chính, từ các quỹ đầu tư và cũng chịu lãi suất cho các khoản vay đó.

    Dịch Vụ Cầm Đồ Xe Ô Tô | Cầm Đồ Xe Hơi | Cầm Ô Tô | Cầm Đồ Tiến Phát

    Ngoài ra, chi phí quản trị rủi ro của loại hình cầm đồ cũng cao hơn so với các ngân hàng. Khi muốn vay từ ngân hàng, người vay phải xác minh địa chỉ cư trú, chứng minh thu nhập và có lịch sử tín dụng tốt. Nhiều người không đáp ứng được các yêu cầu chuẩn ngân hàng và họ sẽ tìm vay ở các công ty tài chính hoặc các cửa hàng cầm đồ. Những điều kiện duyệt vay cho những khách hàng đơn giản, dễ dàng cũng sẽ khiến các cơ sở cầm đồ đối diện với nhiều rủi ro, đặc biệt là khi người vay không có khả năng trả nợ hoặc cố tình giở chiêu trò lừa đảo. Đó là lý do vì sao chi phí vay của các đơn vị cầm đồ thường bao gồm cả chi phí quản trị rủi ro, do đó sẽ nhỉnh hơn so với các ngân hàng.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo